CÁCH THUẦN MI MỘC (BỔI) NHANH & HIỆU QUẢ NHẤT

CÁCH THUẦN MI MỘC (BỔI) NHANH & HIỆU QUẢ NHẤT

CÁCH THUẦN MI MỘC (BỔI) NHANH & HIỆU QUẢ NHẤT

Quý Ae nghệ nhân muốn có 1 em Mi bổi để “Ươm mầm đam mê” thì đòi hỏi Chim phải có tố chất, sớm ổn định về mặt tinh thần và khỏe về thể chất.

Bài viết này Tuấn Mi xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và bằng thực nghiệm đã thuần hóa thành công khá nhiều Họa Mi đem lại kết quả khả quan và điều đáng nói để chia sẻ ở đây là làm sao thuần nhanh nhất và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Họa Mi là dòng cực nhát, mi mộc rãy chim khủng khiếp, khó thuần khi quý Ae nghệ nhân chưa tìm ra phương pháp, càng nóng vội, càng sốt ruột thì dường như càng thất bại và đi vào ngõ cụt. Có nhiều Bác phải phóng sinh, thậm chí là từ bỏ Họa Mi vì sự thiếu kiên trì.

Tuy nhiên để THUẦN HÓA HỌA MI đạt hiệu quả ở đây nghĩa là Tuấn Mi hướng tới các 3 mục tiêu sau:

  • Làm sao để thuần nhanh nhất ( rút ngắn thời gian thuần hóa nhất)
  • Quá trình thuần hóa hạn chế tối đa phát sinh tật lỗi (ngoái ngửa lộn lèo, mất móng, hỏng mắt do va đập đục thủy tinh thể, khàn khê…)
  • Chim khỏe mạnh, ổn định tinh thần, tự tin chơi và bộc lộ tố chất.

Tuấn Mi sẽ giúp quý Ae nghệ nhân làm điều đó.

1. Về tố chất con chim (Bài này không đề cập sâu).

Quý Ae nghệ nhân tự lựa chọn hoặc tìm tới các địa chỉ mua Họa Mi bổi tin cậy để lựa chọn chú Họa Mi có tố chất: Già rừng, ganh chim, dữ chim, bóng bộ đẹp, không lỗi hình…

2. Về tinh thần của chim (Đây là nội dung chính)

Quá trình thuần chim quý Ae cần chuẩn bị 1 chiếc lồng hộc ép mộc đơn (như hình).

Lồng hộc ép mộc đơn được che kín 5 mặt. Dứt khoát khi chim bổi tinh hay bổi dở mà ae mới bắt về phải cho vào đó. Khi cho chim vào lồng hộc ép môc đơn này quý Ae cần đặt chim nơi thoáng mát, cách vị trí người qua lại tầm 1,5 -2m và để chim ở tư thế chủ động quan sát người qua lại, không để chim quan sát thụ động gây giật mình. Khi chim ở lồng hộc ép mộc đơn này thì hiệu quả đó là chim cảm thấy rất an tâm vì bên hông và phía sau được che kín bảo vệ chim chỉ đề phòng mặt trước. Và ở lồng này thường chim ít nhảy lung tung gây lỗi, phòng đâm lồng nát mặt, phòng được các lỗi thứ cấp.

Lồng  ép mộc đơn này tiện lợi cho việc sách lồng di rời vị trí, xoay chuyển hướng quan sát của chim tiện lợi, sách lồng cho chim đi tắm gọn nhẹ… các việc tiếp cận với người như vậy giúp chim quen dần với con người. Để hiệu quả cao quý ae nên kiếm 1 em mái thuần và ve dụ trống tốt, ae đặt trước mặt hộc cho trống quan sát lưu ý đừng đặt che cả mặt trước hộc. Mục đích kẹp mái là chỗ dựa tinh thần - tâm lý  cho trống và cũng là để chủ chim nhận biết xem chim đã ổn định tinh thần hay chưa bằng việc quan sát biểu hiện của trống: Có búng cánh dụ mái không, có đứng tự tin không, thần thái còn sợ sệt không.

Khi chim có biểu hiện ổn định như trên tức là tư tưởng của chim đã xác định phải sống chung với con người, và lồng là nhà của mình… khi đó quý ae sang bước 2 là xua chim sang lồng nuôi có áo lồng. Quý ae nên chọn lồng bé, thường lồng phom mái để hạn chế khoảng không cho chim bớt nhảy, phải có áo lồng để giúp chim yên tâm cũng như hạn chế khoảng quan sát của chim giúp chim bớt sợ.

Khi chim đã ở lồng nuôi quý ae lưu ý nên đặt đất nơi thoáng mát và tránh làm chim giật mình do tác động các hoạt động xung quanh thường chọn các góc nhà, góc hè. Từ hộc sang lồng nuôi chim sẻ sợ mất 2-3 ngày vậy nên quý ae kẹp mái bên cạnh và mở áo lồng dạng chữ A bé sao cho chim trống vừa nhìn thấy mái vừa quan sát được hoạt động xung quanh. Trong 2 -3 ngày này quý ae không nên tiếp cận với chim mà để chim ổn định, quen lồng, quen hoạt động xung quanh. Sau 3 ngày đó quý ae mới nhẹ nhàng sách chim đi tắm, di chuyển các vị trí để chim gần gũi với con người.

Ae làm tốt công việc đó hàng ngày thì chim sẽ càng nhanh đứng lồng, tùy theo mức độ sợ sệt của chim mà ae mở áo lồng rộng hơn hay hẹp hơn. Ae lưu ý tập cho chim trống vững tin bằng cách kẹp mi mái bên cạnh và mở rộng áo lồng dần dần, rồi tách mi mái bằng cách cho mi trống nhìn thấy mi mái từ gần đến xa dần, cho tới khi ta dấu mái đi tạo khoảng nhớ nhung. Khi tạo khoảng nhớ nhung cho trống cũng là lúc quý ae nên treo mi trống lên và nới áo lồng rộng dần theo ngày tháng để chim tự tự tin ra giọng trường hợp nếu cần thiết ae có thể treo mi mái bên cạnh 1 vài hôm cho trống can đảm rùi hãy tách mái dấu đi. Lưu ý chọn vị trí treo sao cho phù hợp để chim yên tâm không giật mình, không nhảy loạn xạ.

3. Về thể chất.

Đối với giai đoạn thuần mộc ban đầu quý Ae không nên cho chim ăn quá ngon như cám số, cám có hàm lượng đạm cao mà quý ae nên cho chim ăn cám dinh dưỡng, cám có năng lượng trung bình. Mục đích để chim quen đường ruột vì từ thức ăn tự nhiên sang thức ăn nhân tạo phải có thời gian thích ứng. Thứ 2 chim ăn ngon quá thì khỏe chim lại rãy nhiều ảnh hưởng tới quá trình thuần. Quý ae nên chọn thời điểm cho chim ăn mồi tươi như dế hay cào cào vào những lúc mà ta tiếp cận với chim. Để chim hình thành phản xạ là hễ con người tới gần là nó được ăn ngon chứ con người không hại nó. Ae chỉ tăng nhu cầu năng lượng của chim lên tức sử dụng cám ngon vào giai đoạn ta treo chim lên chim đã ổn định tinh thần, tự hót, lửa nhen nhóm là phù hợp.

 

Tóm lại, sự thành công trong giai đoạn thuần hóa này đòi hỏi cái tính nghệ nhân của Ae đó là sự phán đoán, quan sát, hiểu tính cách chim để điều chim. Tiên lượng được khi nào chim chim ra lồng nuôi, tiên lượng được vị trí nào chim cảm thấy an tâm, tiên lượng được tinh thần của chim để tiếp cận nhiều hay ít, thời điểm nào cần tăng nhu cầu năng lượng… các yếu tố đó ae càng làm tốt thì tốc độ thuần thuần hóa càng nhanh.

Chúc quý Ae nghệ nhân sớm thuần được nhiều chú chim hay để tận hưởng niềm đam mê. Trân trọng cảm ơn ae đã đọc bài.